Nấm cổ linh chi có tác dụng điều trị bệnh không?

Cơn sốt về nấm linh chi chưa bao giờ hạ nhiệt bời vì những công dụng thần kỳ mà nó mang lại cho sức khỏe của chúng ta. Ngoài những loại nấm linh chi thông thường người ta còn tìm hiểu về nấm cổ linh chi. Vậy thực hư loại nấm này thế nào? Và liệu nấm cổ linh chi có tác dụng điều trị bệnh không? Hãy cùng mình tìm hiểu dưới bài viết này nhé!

 

Nấm cổ linh chi là gì?

Tên gọi khoa học: Ganoderma applanatum (Pers) Past. Nấm này không hoàn toàn cùng họ với các loại nấm linh chi.

Nấm cổ linh chi.

Hình dạng: Nấm cổ linh chi là các loài nấm gỗ có cuống rất ngắm (có khi là không có cuống) nấm có nhiều tầng, mũ nấm có hình quạt, mặt trên xù xì thô ráp. Nấm có thể dài tới 1m và nặng hơn chục ký.

Màu sắc: Màu nâu xám hoặc màu đen sẫm.

Thành phần có trong nấm cổ linh chi: acid Ganoderic và steroid Polysaccharide (GZ).

Cổ linh chi mọc hoang từ đồng bằng đến miền núi, nó có mặt khắp nơi trên toàn thế giới. Loại nấm này phổ biến ở trong rừng, sinh trưởng tự nhiên. Nấm cổ linh chi ký sinh và hoại sinh trên cây gỗ trong nhiều năm, khi cây chết thì nấm cũng theo cây mà chết. Đây được coi là loại nấm có hại cho cây rừng và cần được khống chế.

 

Nấm cổ linh chi có tác dụng điều trị bệnh không?

Theo lưu truyền từ xa xưa, nấm cổ linh chi chỉ vua chúa hoặc các tầng lớp quyền quý mới được sử dụng. Thời bấy giờ, cổ  linh chi được xem như là tiên dược dùng để an thần, bồi bổ khí huyết, kéo dài tuổi thọ,…

Còn đối với ngày nay, nấm cổ linh chi khi được đưa vào nghiên cứu người ta phát hiện ra được rất nhiều các hợp chất tốt giúp kháng và điều trị bệnh hiệu quả như: hỗ trợ điều trị ung thư, tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, ổn định đường huyết, tăng cường trí nhớ, giúp thanh lọc  cơ thể, giảm mệt mỏi lo âu, giúp giải độc gan, chống dị ứng, chống viêm, mạnh gân xương và kéo dài tuổi thọ cho ra một làn da tươi trẻ hồng hào,…

Nấm cổ linh chi mọc trên các thân cây.

Tất cả những nghiên cứu trên đã được đem thử nghiệm với các loại động vật và rất thành công. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều những băn khoăn cũng như còn nhiều câu hỏi đặt ra với độc tố có trong cổ linh chi nên đến tận bây giờ dù tìm được các hợp chất tốt ở đó nhưng các nhà khoa học vẫn chưa thể tiến hành thử nghiệm chữa bệnh cho người.

Mọi người nên cân nhắc trước khi mua loại nấm này, đừng nghe những lời đồn đoán không có căn cứ để rồi xảy ra những sự cố ngoài ý muốn, hãy luôn có sự tham khảo của bác sĩ và những chuyên gia có đầy đủ chuyên môn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình.

 

Câu chuyện về nấm cổ linh chi và công dụng của nó (sưu tầm).

Tháng 10/2002 một luật sư tên là Phạm Thị Kim Anh của đoàn luật sư Bình Dương đã tặng Đại học Quốc gia Hà Nội một trong những cây nấm cổ linh chi mà chị tìm thấy ở rừng Việt Nam.

Luật sư Kim Anh cho biết, chị có ý định tìm cổ linh chi vào năm 2001 khi đang mang trong mình căn bệnh ung thư rất nặng. Chị tìm hiểu vô số các tài liệu liên quan đến nấm cổ linh chi trong đó có sách Nấm lớn ở Việt Nam của giáo sư Trịnh Tam Kiệt. Sau đó chị thuê thợ rừng đi tìm. Hơn một năm ròng lặn lội trên rừng vào khoảng tháng 6/2002 họ đã tìm thấy được 2 cây nấm: một cây có đường kính 110cm, nặng 42kg và một cây có đường kính 86cm, nặng 19kg.

Theo lời kể của chị  Kim Anh, sau một tháng sử dụng nấm chị cảm thấy cơ thể khỏe trở lại và đã bình phục gần như hoàn toàn. Một số người khác bị viêm tắc động mạch, tiểu đường, cao huyết áp,… cũng khỏi bệnh nhờ uống nấm cổ linh chi của chị. Loại nấm này rất cứng nên mỗi lần sử dụng phải dùng búa để bổ, chị nấu nấm lấy nước uống hằng ngày như uống trà.

Theo sách Nấm lớn ở Việt Nam của giáo sư Kiệt, cổ linh chi có tên khoa học Ganoderma applanatum, còn gọi là linh chi đa niên nhiều tầng. Linh chi là vị thuốc được ghi đầu tiên trong sách Thần nông bản thảo cách đây hơn 2.000 năm và Bản thảo cương mục (của danh y Trung Quốc Lý Thời Trân) thế kỷ thứ 16. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cũng viết: “Linh chi là nguồn sản vật quý hiếm của đất rừng Đại Nam”.

Nghiên cứu mới nhất của Viện Nghiên cứu Linh chi hoang dại của Trung Quốc cho thấy, linh chi có lượng germanium (một chất giúp cho khí huyết lưu thông, thúc đẩy sự hấp thụ oxy của tế bào) cao hơn nhân sâm gấp 8 lần. Theo lời giáo sư Trịnh Tam Kiệt, những nấm cổ linh chi vừa tìm thấy nên được nâng lên hàng quốc bảo vì ngoài giá trị chữa bệnh, nó còn là dạng cổ sinh quý hiếm. Các nhà khoa học nên vào cuộc để bảo tồn loài gen quý hiếm này, nếu không một thời gian nữa nguồn nấm cổ linh chi ở Việt Nam sẽ có khả năng bị cạn kiệt.

Nguồn: theo báo Lao Động.

 

Bài viết trên là một vài những thông tin cơ bản để mọi người có thể hiểu thêm về nấm cổ linh chi, đây cũng là loại nấm cũng mang lại rất nhiều băn khoăn cho giới Y học. Hiện nay, nấm linh chi đỏ đang rất hiện hành và tác dụng thần kỳ không kém, bên cạnh đó nấm linh chi đỏ còn được kiểm định và được tung bán phổ biến trên thị trường. Chúng ta nên có sự cân nhắc để sử dụng nấm linh chi đỏ thay vì cổ linh chi để có thể yên tâm với sức khỏe của bản thân hơn nhé!